Quy trình bảo dưỡng máy xúc lật

Ngô Văn Tuyển 22/07/2020
quy-trinh-bao-duong-may-xuc-lat

 Để máy xúc lật vận hành liên tục và đảm bảo chất lượng cho thiết bị hoạt động tốt nhất thì việc bảo dưỡng định kì rất quan trọng. Vì nhiều lí do khác nhau mà việc bảo dưỡng thiết bị có thể đúng hoặc chưa đúng. Việc bảo dưỡng sản phẩm phải tuôn theo các khuyến cáo và chính sách của nhà sản xuất thì mới đạt hiệu quả cao nhất. Qui trình bảo dưỡng này cũng được chia theo các giai đoạn khác nhau.

QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY XÚC LẬT

 Để sản phẩm hoạt động tốt và đáp ứng các yêu cầu công việc, nâng cao tuổi thọ máy thì kiểm tra bảo dưỡng thiết bị rất quan trọng. Do đó, các hãng sản xuất luôn đưa đến Khách hàng sử dụng một qui trình bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị chi tiết nhất. Với từng loại sản phẩm khác nhau, qui trình có sự thay đổi đôi chút, tuy nhiên về hình thức kiểm tra đều giống nhau.

1. Bảo dưỡng kiểm tra hàng ngày

 - Kiểm tra mức dầu động cơ.

 - Kiểm tra mức nước làm mát.

 - Kiểm tra mức dầu thủy lực.

 - Kiểm tra mức nhiên liệu.

 - Xả nước ở lọc đường ống và lọc tách nước của hệ thống nhiên liệu.

 - Kiểm tra những thông số cơ bản hàng ngày.

 - Kiểm tra cánh quạt và dây đai động cơ.

 - Kiểm tra điều kiện làm việc của đèn chiếu sáng và các đồng hồ hiển thị.

 - Kiểm tra áp suất lốp và tình trang lốp.

 - Kiểm tra điều kiện làm việc của đèn xi nhan.

 - Tra mỡ các khớp truyền động để tránh sự hao mòn.

2. Sau 8 giờ hoạt động kiểm tra máy hàng ngày

 - Kiểm tra mức dầu hộp số

 - Kiểm tra khe hở giữa má phanh tay và trống phanh ở 50 giờ làm việc đầu tiên và điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Kiểm tra lại khe hở của phanh sau 250 giờ làm việc.

 - Xiết chặt bu lông của các trục các đăng.

 - Nếu máy có điều hòa không khí thì cần vệ sinh lọc điều hòa, kiểm tra dây đai điều hòa và vệ sinh bụi bẩn trên bề mặt.

 - Kiểm tra tình trạng của các vị trí bôi trơn (vú mỡ) và bôi trơn các vị trí bôi trơn theo sơ đồ bôi trơn trên máy.

 - Kiểm tra mức dàu phanh.

 - Kiểm tra áp suất của Nitrogen của bộ phận giảm chấn sau 50 giờ làm việc đầu tiên.

3. Sau 100 giờ làm việc hoặc 2 tuần làm việc

 - Thay dầu hộp số sau 100 giờ hoạt động đầu tiên và thay dầu hộp số cứ sau mỗi 1000 giờ hoạt động hoặc sau 12 tháng tùy theo điều kiện nào đến trước. Mỗi lần thay lọc dầu hộp số thì phải thay dầu hộp số và vệ sinh lọc đường ống của hộp số dưới đáy hộp số.

 - Thay dầu cầu sau 100 giờ hoạt động đầu tiên và thay dầu sau 1000 giờ hoạt động hoặc sau 12 tháng tùy theo điều kiện nào đến trước.

 - Vệ sinh và làm sạch mặt máy của động cơ. Vệ sinh và làm sạch két nước làm mát, két dầu thủy lực và két dầu hộp số.

 - Vệ sinh lọc của thùng dầu nhiên liệu.

 - Kiểm tra mức dầu phanh.

 - Kiểm tra áp suất trước khi nạp nitơ của bộ phận giảm chấn sau 100 giờ hoạt động đầu tiên.

4. Sau 250 giờ làm việc hoặc 1 tháng

 - Kiểm tra điện ắc quy.

 - Kiểm tra và siết chặt bu lông tích kê.

 - Kiểm tra và siiết chặt bu lông của bưởng động cơ và hộp số.

 - Kiểm tra  hiện tượng nứt của bề mặt cầu trước và sau cùng độ lỏng của bu lông.

 - Kiểm tra mức dầu cầu của cầu trước và cầu sau.

 - Kiểm tra đèn báo tắc lọc gió. Nếu piston màu vàng tiến đến vùng màu đỏ thì làm sạch hoặc thay lọc gió.

 - Kiểm tra hệ thống nạp khí của động cơ.

 - Thay lọc nhiên liệu, lọc tách nước, lọc nhiên liệu đường ống và lọc nhiên liệu tinh.

 - Thay dầu động cơ và lọc dầu động cơ.

 - Thay lọc nước làm mát.

 - Thay lọc hồi thủy lực sau250 giờ hoạt động đầu tiên. Và cứ sau 1000 giờ hoạt động thay lọc hồi thủy lực 1 lần.

 - Kiểm tra độ căng dây đai và bề mặt làm việc của dây đai động cơ và dây đai máy nén khí.

 - Nếu máy có điều hòa thì kiểm tra mức làm lạnh của điều hòa.

 - Vệ sinh lọc không khí và vệ sinh không khí trên cabin.

 - Kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống phanh và phanh dừng đỗ.

 - Kiểm tra mực nước của van xả của bộ sấy không khí.

 - Kiểm tra mức dầu phanh trên bộ trợ lực phanh.

 - Kiểm tra áp suất nitơ của bộ giảm chấn chân không sau 250 giờ hoạt động đầu tiên.

qui-trinh-bao-duong-may-xuc-lat

Bảo dưỡng máy xúc lật theo đúng qui trình giúp nâng cao hiệu suất và tuổi thọ cho thiết bị.

5. Sau 500 giờ làm việc hoặc 3 tháng

 - Kiểm tra chất lượng nước làm mát động cơ.

 - Xiết lại bu lông liên kết của cầu trước và cầu sau và các bưởng liên kết của bộ phận cầu.

 - Kiểm tra bu lông của các khớp nối và các bề mặt liên kết phàn Chassis.

 - Kiểm tra mức dầu phanh trên bộ trợ lực phanh.

 - Kiểm tra áp suất nitơ của bộ giảm chấn chân không  sau 500 giờ hoạt động đầu tiên.

6. Sau 1000 giờ làm việc hoặc 6 tháng

 - Kiểm tra van của động cơ.

 - Kiểm tra vòng bi của bộ căng đai và trục của cụm bắt cánh quạt làm mát.

 - Thay dầu hộp số và lọc hộp số và làm sạch lọc phía trên của hộp số.

 - Thay dầu cầu.

 - Thay lọc hồi của hệ thống thủy lực.

 - Làm sạch thùng dầu nhiên liệu.

 - Kiểm tra mức dầu phanh trên bộ trợ lực phanh.

 - Kiểm tra áp suất nitơ của bộ giảm chấn chân không sau 1000 giờ làm việc đầu tiên.

 - Nếu máy có điều hòa thì kiểm tra mức làm lạnh của điều hòa.

 - Làm sạch lọc không khí trên cabin.

7. Sau 2000 gờ làm việc hoặc 12 tháng

 - Kiểm tra giảm chấn động cơ

 - Thay nước làm mát, lọc nước làm mát động cơ và làm sạch hệ thống làm mát. Nếu máy hoạt động ít hơn 2000 giờ thì sau 2 năm mới phải thay nước làm mát động cơ.

 - Thay dầu thủy lực, làm sạch thùng dầu thủy lực và kiểm tra ống hút dầu.

 - Kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh và phanh tay. Tháo ra và kiểm tra đĩa phanh và thay thế nếu cần.

 - Kiểm tra điều kiện làm việc của van phân phối chính về độ kín của ti van, của xi lanh thủy lực bằng cách thử tải tĩnh.

 - Nếu máy có điều hòa cần kiểm tra sự hư hỏng của đường ống, kiểm tra các lọc đường ống có tắc không.

 Trên đây là qui trình bảo dưỡng máy xúc lật nói chung. Tùy theo điều kiện làm việc và xuất xứ thiết bị mà qui trình bảo dưỡng có thể thực hiện các bước sớm hơn hoặc nhiều hơn.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN